Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Nhằm mục đích trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến, sánh vai với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Trong tổng thể bức tranh kinh tế thời công nghiệp hóa, ngành Điện công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây Trường Cao Đẳng Bách Khoa Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin về 6 lý do để chọn học ngành điện công nghiệp, qua đó giúp cho những bạn trẻ đang băn khoăn, tìm kiếm ngành học ở cấp Đại học, Cao đẳng có thêm kiến thức để lựa chọn ngành học phù hợp, ổn định sự nghiệp trong tương lai.
Khái niệm ngành điện công nghiệp là gì?
Điện Công nghiệp là ngành đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống hiện nay từ kinh doanh, sản xuất cho đến sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người, mọi ngành nghề. Ngành này có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý, hiệu quả phục vụ hoạt động sản xuất công, nông nghiệp; thương mại dịch vụ và dân sinh.
Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên thực hiện việc phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành, bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng-công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
- Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất, đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
- Sửa chữa, vận hành, kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều, máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng
Cao đăng Bách Khoa Việt Nam đào tạo 70% thực hành
Đặc điểm về ngành điện công nghiệp
Mục đích của ngành giúp xây dựng, áp dụng hệ thống điện công nghiệp vào trong sản xuất. Cụ thể các bạn sẽ cần thực hiện các công việc như: xây dựng, phân phối, vận hành, quản lý hệ thống lưới điện công nghiệp hoạt động cách cố định, an toàn, ổn định.
- Thực hiện công việc sửa chữa, vận hành cũng như kiểm tra các loại thiết bị điện.
- Phân tích đúng về hoạt động của các hệ thống chiếu sáng, hệ thống phát, hệ thống chống sét, hệ thống an ninh… nhằm đảm bảo tính an toàn điện.
- Tư vấn, thiết kế, triển khai, xây dựng đường truyền tải điện. Đặc biệt, thực hiện phân phối, tiêu thụ điện.
- Thực hiện các quy trình phòng ngừa, sửa chữa hệ thống điện công nghiệp đúng định kỳ, phù hợp.
- Vận hành, bảo dưỡng bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong khu công nghiệp xí nghiệp, nhà xưởng, hệ thống chống sét, hệ thống chiếu sáng công nghiệp, hệ thống bảo vệ an toàn điện.
- Tính toán, lên phương án sửa chữa các thiết bị điện công nghiệp như: máy điện ba pha, máy biến áp trong công nghiệp, máy điện một chiều, máy điện một pha, dân dụng.
- Đảm bảo tối ưu các tính năng của thiết bị trong hệ thống tiết kiệm năng lượng.
Thế nên, với sinh viên sinh viên chọn học ngành Điện công nghiệp sẽ được đào tạo trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực hành từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến chuyên sâu về ngành. Từ đó, khi sinh viên ra trường sẽ thành thạo mọi kỹ năng, dễ dàng tìm kiếm được công việc yêu thích và phù hợp.
Hãy đăng Ký ngay với Trường Cao Đẳng Bách Khoa Việt Nam để được thầy cô tư vấn kỹ hơn về ngành học nhé
Đăng ký trực tuyến tại: https://caodangbachkhoahanoi.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen/