MENU

  • Home
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
  • Tin Tức – Đào Tạo
  • Hỏi đáp & tư vấn
  • Liên hệ

Trường cao đẳng Bách Khoa Việt Nam

Xét tuyển học bạ THPT

Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội
Tuyển sinh cao đẳng Bách Khoa
Hotline: 0384236899
-
Email: ts.caodangbachkhoa@gmail.com
MENU
  • Home
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
  • Tin Tức – Đào Tạo
  • Hỏi đáp & tư vấn
  • Liên hệ

Ngành Điện công nghiệp và những điều cần biết

Kỹ sư Điện Công Nghiệp  thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác. Tìm hiểu ngành điện công nghiệp. Ngành điện công nghiệp là gì?

I. THÔNG TIN NHẬN DIỆN

1. Tên ngành: Điện công nghiệp
2. Lĩnh vực:    Công nghệ chế tạo, công nghệ kỹ thuật,
3. Phân loại: người tiếp xúc với kỹ thuật | Nghề có mục đích biến đổi đối tượng & Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới | Nghề làm việc bên máy tự động | Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường
4. Hình thức: khoa học ngành nghề

II. DẪN NHẬP

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Kỹ sư Điện Công Nghiệp nghiệp thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.

III. THÔNG TIN MÔ TẢ

1. Sự phù hợp nghề:
Xét về chống chỉ định y học, xét về khuyết tật:
Ngành Điện Công Nghiệp đòi hỏi sức khỏe để đi khảo sát thực tế, tham gia đánh giá chất lượng thi công hệ thống điện. Để trở thành kỹ sư của ngành này, người học cần phải đảm bảo điều kiện để có thể: – Di chuyển khảo sát trên nhiều địa hình phức tạp khác nhau – Di chuyển thi công giữa các hệ thống điện – Tai tay khỏe để có thể thực hiện đấu nối điện

2. Đặc điểm hoạt động nghề
2.1 Đối tượng lao động: hệ thống điện, nhà máy điện, hệ thống quản lý điện, lưới điện, các khí cụ điện công nghiệp, hệ thống điện công nghiệp trong sản xuất
2.2 Mục đích lao động: xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản xuất điện; xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện phân phối điện công nghiệp hoạt động ổn định, an toàn; xây dựng hệ thống điện đưa điện công nghiệp vào trong sản xuất.
2.3- Công cụ lao động: các phần mềm thiết kế và quản lý hệ thống điện, các công cụ xây lắp bảo trì điện.
2.4 Điều kiện lao động:
– Đối với công nhân xây lắp và vận hành hệ thống điện công nghiệp: làm việc ngoài trời, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp;
– Đối với kỹ sư vận hành và thiết kế: làm việc tại văn phòng, tuy nhiên cũng phải đi khảo sát thực tế, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp

3. Nội dung của ngành:
3.1 Đặc trung ngành nghề:
– Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
– Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
– Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng

3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo):
a. Kiến thức:
Kiến thức: Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo. Dưới đây liệt kê các môn học chuyên ngành của ngành Điện công nghiệp.

b. Kỹ năng, kỹ xảo:
– Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ điện 3 pha
– Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn ; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay : Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.

4. So sánh:

– Ngành Điện Công Nghiệp đối tượng là điện năng với công suất lớn, phục vụ vận hành các động cơ điện công suất lớn trong các nhà máy, đi theo đó là hệ thống sản xuất và phân phối điện năng công suất lớn, các máy móc hoạt động với điện năng công suất lớn.

– Trong khi đó ngành Điện – Điện tử, ngành Điện tử dân dụng có đối tượng là linh kiện điện tử và các mạch mạch điện tử liên quan: điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp phục vụ điều khiển và điều khiển tự động các loại máy móc và hệ thống sản xuất.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

1. Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội: ngành điện công nghiệp có ý nghĩa then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở việt nam, và cũng là ngành tiên phong cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: hiện nay, hàng năm nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên, do đó nhà nước và các công ty điện tiếp tục xây dựng các nhà máy sản xuất điện, phát triển mạng lưới điện.
3. Hướng phát triển trong thời gian tới: tiếp tục phát triển mạng lưới điện, phát triển các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

4. Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động:
– Cơ hội làm việc tại nhà máy sản xuất điện.
– Cơ hội làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp
– Cơ hội làm việc cho các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…
– Cơ hội làm việc tại các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

– Ngành Điện Công Nghiệp đối tượng là điện năng với công suất lớn, phục vụ vận hành các động cơ điện công suất lớn trong các nhà máy, đi theo đó là hệ thống sản xuất và phân phối điện năng công suất lớn, các máy móc hoạt động với điện năng công suất lớn.

– Trong khi đó ngành Điện – Điện tử, ngành Điện tử dân dụng có đối tượng là linh kiện điện tử và các mạch mạch điện tử liên quan: điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp phục vụ điều khiển và điều khiển tự động các loại máy móc và hệ thống sản xuất.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

– Văn phòng Tuyển sinh Trường cao đẳng Bách Khoa Việt Nam

– Địa chỉ: 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

– Hotline: 0964094899 / 0384236899
 

    ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

    Bài viết liên quan

    • TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA TẠI HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2023
    • Học cao đẳng điện công nghiệp – học gì và làm gì?
    • Ngành điện công nghiệp ngành then chốt phát triển kinh tế – cơ hội công việc
    • THÔNG BÁO QUAN TRỌNG – NHẬP HỌC ONLINE TỪ 26/7 – 15/8/2023
    • TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NGÀNH  ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Năm 2023
    • Tương lai của ngành điện công nghiệp

    Tuyển sinh

    • Công Nghệ Thông Tin
    • Công Nghệ Ô Tô
    • Điện Công Nghiệp

    Tin mới

    • Sinh viên CNTT năm 2 đi thực tế tại công ty COMPAL

      Sinh viên CNTT năm 2 đi thực tế tại công ty COMPAL

    • Lễ tập trung sinh viên cao đẳng Bách Khoa năm học 2022

      Lễ tập trung sinh viên cao đẳng Bách Khoa năm học 2022

    • Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số

      Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số

    • Ngành công nghệ thông tin thiếu hụt nhân lực chất lượng cao

      Ngành công nghệ thông tin thiếu hụt nhân lực chất lượng cao

    • Tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề sau đại dịch Covid

      Tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề sau đại dịch Covid

    THEO DÕI CHÚNG TÔI

    Cao Đẳng Bách Khoa Việt Nam

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    • TUYỂN SINH CAO ĐẲNG BÁCH KHOA
    • Số điện thoại: 0964094899 / 0384236899
    • Email: ts.caodangbachkhoa@gmail.com
    • Website: https://caodangbachkhoahanoi.edu.vn

    TUYỂN SINH

    • Công Nghệ Thông Tin
    • Công Nghệ Ô Tô
    • Điện Công Nghiệp

    FANPAGE FACEBOOK

    BẢN ĐỒ

    Copyright © 2022 CAODANGBACHKHOAHANOI.EDU.VN. All rights reserved

    url Gọi ngay url Facebook Chat url Zalo Chat
    Đăng ký trực tuyến

    Đăng ký trực tuyến